Monday, May 9, 2011

Biến nước thải sinh hoạt thành nước sạch


TT - Một nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã miệt mài nghiên cứu biến nước thải sinh hoạt thành nước sạch bằng mô hình đất ướt với các loại cây được ứng dụng là cây chuối hoa và chuối nước.

Một góc hồ công viên 29-3 ở Đà Nẵng. Nước hồ nơi đây bị ô nhiễm trầm trọng. Nhóm nghiên cứu muốn dùng cây chuối hoa để xử lý nước hồ này...- Ảnh: nhóm nghiên cứu cung cấp

Đề tài “Nghiên cứu kiểm soát ô nhiễm nguồn nước hồ công viên 29-3 (Đà Nẵng) bằng mô hình đất ướt” do nhóm bốn bạn sinh viên khoa môi trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng: Lê Văn Sơn, Phan Thị Kim Ngà, Phạm Phú Lâm, Trịnh Vũ Long thực hiện đoạt giải nhất trong Ngày hội Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010 cấp trường.

Đối tượng nghiên cứu là cây chuối hoa (tên khoa học là cannan geniralis bail).

Cây chuối hoa

Hiện nay tình trạng khan hiếm nước sạch, thiếu nước đang diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới. Theo thống kê, tình trạng thiếu nước sẽ đe dọa đến 4 tỉ người trên toàn cầu. Tại Việt Nam, ở một số nơi cũng đang lâm vào tình trạng báo động thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, như tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Long An và một số huyện đảo.

Bắt nguồn từ thực tế đó, nhóm sinh viên nói trên đã nghiên cứu, tìm giải pháp để góp phần vào việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng, thông qua việc tái sử dụng lượng nước thải từ các hộ gia đình.

Hằng ngày nhóm nghiên cứu đã lấy nước được bơm từ cống thải vào bồn chứa (thể tích 1m3), sau đó điều chỉnh van của các ống dẫn tùy theo thời gian nước lưu của các mô hình trồng cây chuối hoa. Sau đó mỗi ngày tiến hành lấy mẫu nước đầu ra ở các mương thu nước vào lúc 7g sáng, tiến hành phân tích các chỉ tiêu: SS, TDS, DO, pH, độ kiềm toàn phần, độ axit toàn phần...

Kết quả, các cây chuối hoa đều cho hoa và sinh chồi mới, cây non rất nhiều chứng tỏ cây đã thích nghi tốt với nguồn nước thải trong mô hình đất ướt. Mô hình đất ướt dễ xây dựng và vận hành với kinh phí thấp so với các hệ thống xử lý nước thải đắt tiền, có hiệu suất chuyển hóa cao, chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn B.

Ước mong nhân rộng mô hình

Suốt một năm nghiên cứu, nhóm phân tích khả năng xử lý chất thải trong sinh hoạt của loại cây này. “Nước thải sinh hoạt hằng ngày của hộ gia đình chủ yếu là nitơ và phốtpho, đây cũng là chất dinh dưỡng nuôi sống cây chuối hoa” - Lê Văn Sơn cho biết.

Không dừng lại ở đó, Lê Văn Sơn (SV lớp 07MT1) ứng dụng mô hình này vào việc xử lý nước thải sinh hoạt trong hộ gia đình. Nước thải từ nhà tắm, nhà bếp được chứa trong bồn để điều tiết áp lực. Bể trồng cây - điểm đến tiếp theo của dòng nước thải - được trồng nhiều cây chuối hoa. Bể trồng cây sẽ luôn ngập nước. Và đất cát sẽ giữ các tạp chất, còn rễ cây chuối hoa thì xử lý chất thải, sau đó lượng nước dư chảy từ bể trồng cây được tái sử dụng.

Điểm đến đầu tiên của mô hình này là quán cà phê Văn (111 Lê Lợi, TP Đà Nẵng). Nhận được sự chào đón và hỗ trợ của chủ quán, Sơn và nhóm bạn bắt tay lắp đặt mô hình. Mô hình này nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình bởi nước sau khi xử lý đạt mức độ B, có thể dùng tưới cây, nuôi cá cảnh, rửa chén.

Lê Văn Sơn còn thuyết phục bạn bè cho phép lắp đặt mô hình này tại nhà như một cách tăng lòng tin của cộng đồng về việc ứng dụng khoa học vào đời sống.

“Những mô hình xử lý nước thải hiện nay phần lớn khá tốn kém. Mô hình đơn giản có thể giúp hộ gia đình nhỏ tái sử dụng nguồn nước, tăng mỹ quan đô thị và ý nghĩa hơn là thải ra môi trường loại nước sạch tương đối giảm ô nhiễm cho môi trường” - Sơn chia sẻ

Ngôi làng chống đỡ thiên tai

Ngôi làng chống đỡ thiên tai

TT - Vượt qua hàng nghìn tác phẩm khác trên thế giới gửi về tham dự cuộc thi quy mô toàn cầu mang tên “Thiết kế chống lại ảnh hưởng bởi thiên tai”, mô hình “Ngôi làng chống đỡ thiên tai” của nhóm sinh viên Việt Nam đã xuất sắc giành giải nhất (trị giá 3.000 USD).

Những người chiến thắng là bạn Đào Thanh Hải, Nguyễn Ngọc Anh (Đại học Kiến trúc Hà Nội), Nguyễn Hà Thắng (khoa kiến trúc Đại học Phương Đông).

Nhóm sinh viên VN đoạt giải và nữ TS-KTS Nguyễn Hạnh Nguyên - người trực tiếp hướng dẫn đề tài cho nhóm - Ảnh: nhân vật cung cấp

Nhóm thiết kế cho biết đây là dạng nhà có kết cấu hai lớp, lớp ngoài vững chắc cắm sâu xuống đất để cố định ngôi nhà, chống lại tác động của gió bão; lớp trong là không gian sử dụng chính của ngôi nhà, được thiết kế nhẹ, có thể dễ dàng nổi lên mặt nước khi lũ lụt tới bất ngờ.

Khi kết hợp hai lớp này lại bằng các chuyển động trượt tầng ma sát lăn theo phương đứng sẽ tạo thành một dạng nhà mới vừa có thể chống bão, vừa có thể chống lũ. Đây được coi là ưu điểm lớn nhất của thiết kế này.

Theo nhóm thiết kế, vật liệu sử dụng để dựng “siêu nhà” này hoàn toàn thuần Việt như mây, tre, gỗ, nứa, cát kết hợp bêtông làm móng, cột. Cách thức xây dựng cũng không quá khó khăn, người dân hoàn toàn có thể tự thi công.

Ban tổ chức đã đánh giá cao thiết kế của nhóm và nhận xét: “Đây sẽ là nguồn cảm hứng cho các kiến trúc sư trong thời gian tới”.

ĐỨC TOÀN - MINH CHIẾN

Mua sắm chuẩn bị đón con yêu nè

Mẹ lượm lặt được trên webtretho, lưu lại đây hôm nào mẹ và ba sẽ đi shopping mua đồ cho con yêu nha.

http://img.webtretho.com/images/icon_chamtron.jpgChăm sóc trẻ sơ sinh

Mua sắm chào đón con yêu

27-05-2010 | 09:37

http://img.webtretho.com/data_2007/image/2010_homepage/04_so_sinh/2010_09/binhsua_baochan_230x345.jpg

Bạn đã chuẩn bị gì
để đón con yêu chào đời?
Ảnh: Inmagine

(Webtretho) Thật hạnh phúc khi sắp được làm mẹ, cảm giác mệt nhọc và lo lắng khi mang bầu lẫn hồi hộp cho chuẩn bị sinh nở đan xen. Đáng yêu nhất là cảm xúc khi đi mua sắm đồ để chào đón thiên thần bé nhỏ, đó là khoảnh khắc thực sự làm các mẹ háo hức, mong chờ.

Hằng ngày, được ngắm nhìn con yêu mặc những bộ đồ xinh xắn, những món đồ chơi dễ thương do chính tay mình lựa chọn, thật chẳng có niềm vui và hạnh phúc nào bằng. Đó là tâm sự của một thành viên trên Diễn đàn Webtretho chia sẻ.

Dạo quanh một vòng ở các siêu thị hoặc cửa hàng thời trang trẻ em, các mẹ sẽ không khỏi hoa mắt giữa hàng trăm loại vật dụng dành để chào đón đứa con yêu của mình. Từ đó, các mẹ phân vân nên lựa chọn loại nào cho phù hợp với bé giữa một thế giới đồ dùng rộng lớn và nhiều màu sắc, mà dường như cái nào cũng cần thiết cho bé cả.

Tuy nhiên, rõ ràng bạn không thể khuân cả cửa hàng về nhà được. Để tránh hầu bao của phải cạn nhanh khi mua sắm đồ cho bé, bạn nên học hỏi kinh nghiệm của các mẹ trên các diễn đàn, lên kế hoạch mua sắm và liệt kê danh sách những món đồ cần thiết.

Áo quần của bé

Giai đoạn vừa mới chào đời, cơ thể bé sẽ thay đổi kích thước rất nhanh, có thể nói là bé lớn lên từng ngày, do đó khi mua đồ cho bé, bạn không cần phải mua quá nhiều, để tránh tình trạng bé chưa mặc hết thì đồ đã chật mất rồi.

Đối với áo sơ sinh bạn nên chuẩn bị khoảng 10 chiếc, chọn mua loại bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi, có đường may lộn ra ngoài để bé khỏi bị đau, loại có nút cài trước ngực hoặc có dây buộc một bên sườn để cho bé được ấm ngực là phù hợp. Áo này có rất nhiều kích cỡ khác nhau, bạn nhớ chọn từ số 01 đến số 03.

Lúc mới sinh bé chưa mang được quần, mà chủ yếu được mẹ quấn tả, nên bạn không cần phải mua nhiều quần cho bé. Khi mua quần bạn nên chọn số lớn hơn so với cơ thể bé để khi sau này dễ dàng đóng bỉm, chú ý dây thun ở lưng quần không quá chặt làm lằn da bụng của bé.

Áo ấm cũng cần thiết cho bé, vì khi ra khỏi cơ thể mẹ, bé sẽ bị lạnh hơn, do đó bạn cũng có thể mua loại áo dày để giữ ấm cho bé, không nên mua áo bằng chất liệu len, vì những sợ len li ti có thể bay vào mũi, cổ họng và gây nguy hiểm cho đường hô hấp của bé.

Ngoài ra, khăn bông cũng rất cần thiết cho bé, có thể trời sẽ mưa, nên bạn không nên tiết kiệm mà mua khoảng 5 cái để dự phòng, loại khăn này trong hệ thống các siêu thị có bán với chất liệu mềm, dày và nhanh rút nước.

Bạn cũng nên để ý tìm mua các loại khăn xô loại nhỏ để tắm và rửa mặt cho bé, khăn xô loại lớn hơn để lau khô người cho bé và cả những chiếc khăn sữa khi cho bé bú, hoặc ăn. Yếm và mũ thóp, bao tay, bao chân cho bé các mẹ cũng không thể quên khi mua đồ.

http://img.webtretho.com/data_2007/image/2010_homepage/04_so_sinh/2010_09/muasamchobe01_500x300.jpg

Chọn quần áo cho bé nên chú ý chất liệu vải vì da bé sơ sinh rất mong manh nhạy cảm.
Ảnh: Inmagine


Tã lót cho bé

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tã dành cho bé với các chất liệu và hình dáng khác nhau. Một đến hai tháng sau khi sinh, các mẹ chủ yếu dùng tã cho bé thay vì mặc quần. Một ngày, các mẹ có thể phải thay tã cho bé không dưới 10 lần, do đó, nên chịu khó “đầu tư” vào việc mua các loại tã cho bé. Với tã chéo bạn nên mua loại có chất liệu vải cotton hoặc có thể co dãn để dễ dàng quấn chặt hơn. Tã vuông hoặc tã xô để đóng cho bé, trong trường hợp không đóng tã xô, có thể dùng để lót ngực mẹ khi cho bé bú, ngăn sữa ướt áo mẹ.

Cho bé bú

Đối với các bà mẹ mới nuôi con lần đầu thì chuẩn bị cho con bú gặp không ít khó khăn, để các mẹ có thể chủ động, tự tin hơn trong việc cho con bú, các mẹ nên chuẩn bị thêm bình sữa cỡ nhỏ, núm ti.

Lưu ý các mẹ không nên chọn loại ti cứng làm đau lưỡi của bé khi cho bé bú. Với bé sơ sinh cho đến 01 tháng bạn dùng cỡ ti nhỏ nhất, sau mỗi 03 tháng bạn nên chú ý thay ti bình sữa cho bé 1 lần. Các dùng cụ kèm theo để vệ sinh bình sữa cũng không thể thiếu như cọ rửa bình, nước rửa bình. Ngoài ra ly đựng sữa, nước, muỗng uống sữa, miếng lót thấm sữa dành cho mẹ cũng được chuẩn bị đầy đủ, nếu có điều kiện cần trang bị thêm cho mẹ máy hút sữa để hút hết sữa mà bé không bú hết được.

Vật dụng dùng cho việc tắm gội, vệ sinh bé

Sau 6 giờ từ khi rời khỏi bụng mẹ, bé đã có thể được tắm táp thơm tho được rồi, ngắm nhìn thân hình nhỏ nhắn, đỏ hỏn trên tay, tay chân bé quơ quơ, đôi môi chép chép của bé thực sự là niềm hạnh phúc tuyệt vời đối với người mẹ.

Bạn có thể chuẩn bị thau tắm, chậu rửa mặt, phích nước nóng, xô ngâm tã, thiết bị đo độ nóng của nước. Ngoài ra, sữa tắm, dầu gội, phấn rôm, kem chống hăm dùng riêng cho bé cũng được các mẹ lựa chọn kỹ. Lúc mới sinh bé, bạn có thể cho bé tắm bằng lactacyd hoặc nước chè xanh mà không nên dùng đến dầu và sữa tắm vội vì có thể gây kích ứng cho da bé.

Chăm sóc sức khỏe

http://img.webtretho.com/data_2007/image/2010_homepage/04_so_sinh/2010_09/chamsocbesosinh_500x300.jpg

Ảnh: Inmagine

Ở trong bụng mẹ, bé được bao bọc với nhiệt độ ổn định, nhưng sau khi ra đời cơ thể bé phải thích nghi với điều kiện nhiệt độ thấp hơn và thường xuyên thay đổi ở bên ngoài. Rốn, lưỡi và tai là vùng rất dễ nhiễm khuẩn nếu mẹ không chăm sóc kỹ sau khi sinh. Vì vậy bạn nên chuẩn bị một số băng rốn, tăm bông, rơ lưỡi và kể cả thiết bị có thể hút mũi cho bé, giúp bé có thể thở dễ dàng hơn.

Đồ chơi cho bé

Nhiều người vẫn cho rằng, từ 1-3 tháng tuổi bé không cần phải mua sắm đồ chơi cho bé vì bé sẽ không cảm nhận được những đồ chơi đó. Đó là 1 quan niệm hết sức sai lầm. Theo một số nghiên cứu khoa học thì đồ chơi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cho bé phát triển nhanh hơn về trí não, tăng khả năng quan sát và những nhận thức của bé về thế giới xung quanh sẽ nhanh nhạy hơn.

Những hộp nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, những cái lục lạc khi vỗ vào có âm thanh rộn rã, bạn cũng có thể mua cho bé của mình những cái rung chuông để treo giữa nôi, giúp bé có thể vừa lắng nghe âm thanh, vừa quan sát, kể cả những con búp bê xinh xắn bằng vải mềm cũng làm cho các ngón tay của bé cử động nhiều và nhanh nhạy hơn khi sờ vào chúng.

Và cuối cùng một chiếc làn xinh xắn để bỏ những đồ dùng cần thiết để chào đón bé ra đời được sẵn sàng. Háo hức chuẩn bị chào đón thành viên mới, bạn hãy nhìn xuống bụng mình đi, chân bé đang đạp mạnh và muốn nói: mẹ ơi con muốn bước ra với thế giới tươi đẹp bên ngoài.

Ngay từ ba tháng cuối trước khi lâm bồn, bạn đã có thể lên kế hoạch chuẩn bị mua sắm những đồ dùng cần thiết cho bé. Gạt bỏ đi những lúng túng khi chuẩn bị mua đồ cho bé, để chào đón thiên thần bé bỏng của mẹ ra đời, các mẹ hãy tham khảo danh sách những vật dụng mà Webtretho đã tổng hợp được.

STT

Tên đồ

Ghi chú

1

Quần áo sơ sinh

Nên mua đồ rộng hơn kích cỡ của bé, chọn loại may các đường may lộn ra ngoài để bé khỏi đau và mua loại buộc dây bên cạnh sườn để cho bé ấm ngực

2

bao tay, bao chân

3

Mũ thóp

4

Quần áo ấm sơ sinh

Không nên mua chất liệu bằng len

5

tã chéo

Loại chất liệu bằng cotton hoặc loại vải co dãn dễ quấn chặt hơn

6

tã vuông

7

tã xô

Có thể đóng tã xô cho bé, trong trường hợp không đóng tã xô, có thể dùng tã xô để lót ngực mẹ khi cho bé bú, ngăn sữa ướt áo

8

Khăn xô

9

Khăn bông trùm em bé

10

Gối đỗ xanh kê đầu, vỏ gối

Mua thêm nhiều vỏ gối để thay đổi

11

Gối đỗ chèn

12

Tã giấy

Dùng trong 1 tháng đầu, nếu bé tè đêm nhiều thì hãy dùng bỉm.

13

Quần đóng tã

14

Khăn sữa

15

Tấm lót 2 lớp không thấm cho bé

Dùng để lót mông cho bé khi không đóng bỉm hoặc tã giấy để bé khỏi tè ra giường.

16

Chiếu cói hoặc chiếu tre cho bé hoặc tấm nilon có lớp vải để bé nằm

Di chuyển bé dễ dàng hơn, dùng chiếu cói, chiếu tre thì mát hơn trong mùa hè

17

Giấy ướt

Lau phân su cho bé

18

Sữa + Bình sữa mang đi viện

Đề phòng chưa có sữa mẹ ngay thì cho bé bú sữa ngoài

19

Tăm bông sơ sinh

20

Băng rốn, gạc tiệt trùng

Tốt nhất là băng rốn cho bé đến hết tháng, kể cả khi rốn đã rụng

21

Rơ lưỡi

Dùng để vệ sinh lưỡi cho bé

22

Thìa nhỏ

Trong trường hợp sữa mẹ về còn ít, bé chưa mút được thì nặn ra thìa đút cho bé

23

Phích nước nóng

Các thể loại bình sữa, thìa… cho bé đều phải ngâm nước nóng trước khi sử dụng

24

Xô ngâm tã

25

Kim băng an toàn để cài tã

26

Chậu rửa mặt cho bé

27

Khăn nhỏ quấn cho bé

28

Quạt sấy

Dùng cho mùa đông

29

Chậu tắm cho bé

30

Dụng cụ lấy ráy tai

31

Áo yếm

32

Khăn voan trùm đầu cho bé

Màu trắng hoặc hồng nhạt, tránh dùng màu tối

33

Cốc uống nước nhỏ

34

Thìa phíp nhỏ

35

Bình sữa nhỏ

36

Địu vải

Để địu bé ra ngoài đi dạo…

37

Phấm rôm

38

Bỉm

39

Thảm nằm chơi

40

Màn chụp

41

chăn đệm

42

Nhiệt kế

43

Dầu khuynh diệp

44

Nước muối sinh lý

45

Núm ti

46

Bấm móng tay

47

bông gòn

48

Bình ủ sữa

49

Phích nước nóng

50

Nước giặt

51

Nước xả

để xả quần áo cho bé

52

Giường cũi

53

Đồ chơi

54

Quần đóng bỉm

55

Là để đồ

56

Máy quay phim

Nếu có điều kiện thì nên lưu giữ lại hình ảnh của bé