Monday, December 20, 2010

Baby

Lần đầu tiên nhìn thấy 2 vạch hồng là thế nào, ám ảnh đến mấy ngày sau. Cảm xúc lẫn lộn, 1 chút vui 1 chút ngỡ ngàng. Thía là mình sắp làm mẹ rồi, mặc dù kế hoạch đến năm sau lận nhưng trời cho thì sao chê được. Chỉ lo là chưa chuẩn bị sức khỏe, con sẽ không được khỏe mạnh thui. Từ giờ là phải cẩn thận hơn, phải chăm chút sức khỏe hơn rồi.
Con bé bỏng à, có lẽ là được 4 tuần rồi, có biết là mẹ phải hủy bao nhiêu plan vì con không. Với sức khỏe ko tốt của mẹ, lo lắm, nhưng hi vọng con sẽ khỏe, sẽ hấp thụ những dưỡng chất ít ỏi trong cơ thể mẹ. Cố lên con nhé.
Có lẽ mẹ sẽ nghĩ làm để ở nhà chăm cho mẹ và con.
Có lẽ mẹ sẽ làm xong cao học thật nhanh để chuẩn bị đón con chào đời
Có lẽ mẹ sẽ dừng chân trên đường sự nghiệp vài năm, nhưng không sao nhỉ, hẹn ngày trở lại với con bên cạnh mẹ sẽ con đường mẹ đi sẽ đẹp hơn bây giờ.
Con xuất hiện có lẽ là ý trời, ý trời sắp đặt cho mẹ nghỉ việc trong lúc mẹ cũng đang muốn nghĩ, ý trời sắp xếp cho con xuất hiện để mẹ làm nhanh cho xong cái cao học, ý trời không muốn mẹ bắt đầu công việc mới bên Zing, giúp mẹ đơn giản hóa mọi việc xung quanh mẹ.
Số mẹ là số luôn gặp may và luôn có quý nhân phù trợ mà, mẹ nghĩ con xuất hiện là một dấu hiệu rất tốt cho mẹ sau này đó.
Từ hôm nay mẹ sẽ ăn và uống thuốc đều vì con nhé.

Friday, October 8, 2010

HỌC NHIẾP ẢNH TRONG 30 NGÀY PHẦN 1




Học từng bước dựa trên căn bản.

Khi máy AF SLR xuất hiện thì việc chụp ảnh trở nên đơn giản. Sự thú vị của người chụp ảnh tăng lên. Những nơi tham quan, thắng cảnh nổi tiếng bây giờ rất nhiều du khách đến tham quan với máy ảnh trên tay.Nhưng không có nghĩa là bạn có thể chụp được một tấm ảnh đẹp một cách đơn giản. Các bức ảnh thường được chụp không đúng như mắt bạn đã thấy. Khi chụp ảnh trong lòng bạn rất là thích thú nhưng đa số người lại thất vọng khi thấy kết quả những tấm ảnh mình đã chụp. Chính xác là “ Chụp cực lạc, xem địa ngục”. Sự sai biệt đó phần lớn là do người chụp chưa có nhiều kinh nghiệm.

Những tính năng tiên tiến của máy ảnh cũng không phải đã là đáp ứng được cái khoái cảm của người chụp ảnh.Sự thú vị chính là khi bạn có thể đạt được một kết quả vừa ý như dự tính. Và những kiến thức cơ sở kỹ thuật chụp ảnh là yếu tố không thể thiếu.Nhờ máy ảnh AF SLR, không học tập nhưng đôi khi cũng bất ngờ có được những bức ảnh khá hay. Nhưng nếu như thế thì bản thân người chụp không thu thập được những kiến thức hay kỹ thuật cần thiết cho mình. Có lẽ chúng ta không nên nghĩ rằng chỉ đơn thuần vui vẻ với sự thú vị là đủ.

Để chụp ảnh, chắc chắn trước tiên phải nắm vững kỹ năng cơ bản. Cầm trong tay một cái máy ảnh đắt tiền nào đó bạn không thể thao tác ngay được những tín năng của máy và cái cảm giác vui thích khi chụp ảnh của bạn sẽ bị giảm đi. Các bạn không nên học tập theo suy nghĩ “ Không cần học , chụp nhiều thì cũng sẽ biết”.

Nội dung sau đây gồm 30 phần tương ứng ứng với 30 ngày học tập bao gồm những kiến thức và kỹ thuật chụp ảnh căn bản để giúp bạn có thể bắt đầu chụp ảnh. Điểm chính cần lưu ý là luôn luôn nắm vững từng bước một. Phải hiểu và nắm vững vấn đề trước xong mới bước sang kế tiếp.Thà rằng xem đi xem lại một vấn đề cho đến khi nắm vững, chứ đừng vội vàng vì phải kết thúc xong trong 30 ngày.

Nếu bạn muốn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì không chỉ 30 ngày hay 300 ngày... mà có thể lâu hơn nữa. Dù thế nào đi nữa thì phải rèn luyện liên tục.Nếu làm như thế thì thực lực của bạn sẽ tăng lên thực sự, con đường sáng tác của bạn sẽ ngày càng rộng mở.

“ Thực hành từng bước một dựa trên cơ sở căn bản, bạn sẽ cảm nhận được sự thú vị của việc chụp ảnh” Đây có thể xem là “qui tắc thép” của việc học chụp ảnh

Mua máy_ Cách lựa chọn máy cho những người bắt đầu chơi ảnh

Đặc trưng của máy ảnh SLR :



Ống kính có thể thay đổi được. Sự khác biệt lớn nhất của máy SLR và máy compact là có thể thay đổi được ống kính. Có nhiều loại ống kính dùng cho máy SLR của của các nhãn hiệu khác nhau rất phong phú. Máy compact tuy có loại đi kèm ống kính zoom nhưng những hạn chế của nó vẫn là điều đương nhiên. Để có thể chọn lựa được ống kính thích hợp cho bạn chụp ảnh thì máy ảnh SLR là thích hợp nhất.



Thấy ảnh chụp qua finder. Ống ngắm của máy compact không đóng khung hình ảnh đúng như ta thấy khi ngắm. Với máy SLR thì hình ảnh in lên film giống như ta thấy qua ống ngắm nên bạn không phải lo lắng nhiều.


Máy chụp ảnh AF SLR cần thiết cho người chơi ảnh

Lần đầu tiên bắt đầu nghĩ đến chuyện chụp ảnh thì bạn không thể không tính đến chuyện chọn cho mình một cái máy ảnh thích hợp. Ngoài cái máy ảnh chụp một lần hay cái máy ảnh compact, có một kiểu máy gọi là SLR . Loại máy này thậm chí có cả những người chụp ảnh chuyên nghiệp sử dụng nó. Đây là cái máy ảnh phù hợp cho những người chơi ảnh nghiệp dư.

Vậy thì so với máy chụp ảnh compact thì máy chụp SLR khác nhau như thế nào?

Trước hết là ống kính có thể thay đổi được hay nói cách khác là ống kính có thể tháo rời được. Có loại ống kính giúp bạn chụp những vật ở xa, hay có loại ống kính để chụp cảnh rộng … nói chung có rất nhiều loại ống kính phù hợp với những mục đích chụp khác nhau để bạn chọn lựa. Vì thế mà máy chụp SLR được thiết kế thay đổi ống kính được.

Còn nữa, khi nhìn vào ống ngắm thì hinh ảnh mà bạn chụp được cũng sẽ giống như bạn nhìn thấy. Với máy compact thì không như thế.


Lần đầu tiên mua máy chụp_Máy AF SLR trung cấp.

Máy chụp AF SLR là máy dành cho người mới bắt đầu chụp ảnh khi chưa hiểu biết nhiều và không muốn thất bại, một chiếc máy ảnh tiện lợi. Máy chụp AF SLR có rất nhiều loại, lần đầu tiên lựa máy bạn có thể bị lạc trong rừng máy AF SLR.

Trước tiên bạn phải phân biệt được máy phổ cập, trung cấp và cao cấp. Máy phổ cập là loại máy rẻ tiền, khi kỹ năng của bạn được nâng lên thì ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy chiếc máy này không còn đáp ứng đủ những nhu cầu của bạn. Với chiếc máy cao cấp được thiết kế cho các tay ảnh chuyên nghiệp, đáp ứng được tần số sử dụng cao và những đòi hỏi khắc khe. Đương nhiên những chiếc máy ảnh này sẽ to, nặng và nữa là các tính năng của máy rất phức tạp. Đối với những bạn mới chơi máy thì đây không phải là một chiếc máy ảnh tối ưu.

Máy dạng trung cấp với những tính năng mà nó có, có thể nói là đối thủ của máy cao cấp. Trọng lượng nhẹ, tính năng thao tác đơn giản hơn. Có thể nói đây là loại máy thích hợp nhất cho người mới bắt đầu chơi ảnh nghiệp dư chọn lựa.

Sau khi chọn lựa được loại máy thì bạn chọn bước kế tiếp là chọn hãng sản xuất hay nhãn hiệu máy. Mỗi một hãng máy sẽ có một loại khớp gài khác nhau cho ống kính, ống kính dùng cho máy này thì không dùng cho máy kia. Vì thế chọn cho mình một nhãn hiệu là điều rất quan trọng. Hãy nghiên cứu kỹ các catologe, tham khảo ở người bán…. Chỉ quyết định khi đã xem xét kỹ.


Tiêu chuẩn chọn chiếc Zoom Lens đầu tiên

Bây giờ bạn sẽ chọn lựa một ống kính cho cái body máy ảnh vừa chọn.

Ống kính cũng có nhiếu loại. Trước hết bạn sẽ có khái niệm về độ dài tiêu cự ống kính. Độ dài tiêu cự luôn được ghi trên mỗi ống kính như 24mm, 50mm, 105mm… Với máy khổ film 35 ( 24x36mm) thì độ dài 50mm gọi là ống kính normal. Với ống kính này thì góc thu ảnh tương đương với mắt người. Ống kính có độ dài tiêu cự dài hơn thì gọi là telé, ống kính dài . Loại này dùng chụp những điểm ở xa mà bạn muốn thu gần lại. Góc thu ảnh nhỏ hơn ống kính 50mm nên còn gọi là ống kính góc hẹp. Ống kính có độ dài tiêu cự ngắn hơn 50mm thì gọi là wide, ống kính ngắn. Dùng để thu ảnh những khuôn viên rộng hay những khoảng cách gần mà người chụp không thể lui xa hơn được. Góc thu ảnh lớn hơn ống kính 50mm nên còn gọi là ống kính góc rộng .

Như vậy độ dài tiêu cự là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên để bạn chọn lựa ống kính. Chọn như thế nào để có thể chụp theo mọi nhu cầu.

Tiếp theo bạn sẽ có khái niệm về ống kính single focal length ( còn gọi là ống kính fix) và ống kính zoom. Zoom lens là ống kính có độ dài tiêu cự thay đổi được. Ví dụ như 24~85mm. Còn ống kính fix thì chỉ có một độ dài tiêu cự như 28mm,50mm hay 105mm… Với ống kính độ dài tiêu cự cố định thì dành cho một sở trường nào đó. Còn với người mới chơi ảnh vì mục đích tiện lợi và kinh tế thì nên chọn cho mình một ống kính zoom. Phần lớn các hãng máy ảnh khi cho ra một thân máy (body) thường sẽ giới thiệu kèm theo một ống kính zoom và bạn hoàn toàn có thể chọn lựa một ống kính khác ngoài ống kính này. Trước đây thì ống kính zoom 35~70mm được chọn nhiều, gần đây thì ống 24~85mm, 28~105mm thịnh hành hơn. Đương nhiên là phải tự mình lựa chọn theo phán đoán của nhu cầu cần thiết là tốt nhất. Nếu bạn vẫn chưa quyết định được chọn lựa ống kính nào thì bạn nên chọn trước một cái zoom 28~105mm. Sau đây là hai điều bạn nên biết : Khoảng cách chụp gần nhất càng ngắn càng tốt, trị số F càng nhỏ càng tốt. Bạn sẽ được giải thích các vấn đề này ở những bài sau.


Các thứ khác bạn nên chuẩn bị cùng với máy ảnh

Ngoài thân máy và ống kính bạn còn phải chuẩn bị thêm vài thứ. Kính lọc bảo vệ ống kính. Có nhiều kích cỡ cho nên bạn cần phải biết kích cỡ kính lọc dùng cho ống kính của mình để lựa chọn cho đúng. Còn một thứ nữa gắn vào ống kính là cái loa che ống kính (lens hood) và bạn cũng phải chọn một cái loa che thích hợp. Pin dự phòng cũng nên có sẵn.



Kính lọc bảo vệ ống kính

Mặt trước ống kính rất dễ bị trầy sướt. Để bảo vệ ống kính bạn có thể dùng kính lọc gắn vào phía trước. Thông thường nhất là loại kính UV bảo vệ không màu. Cũng có người dùng loại Skyligth , nhưng vì loại này có phủ màu hồng nhạt nên không thể khuyên các bạn sử dụng loại này cho mục đích bảo vệ ống kính.



Túi đựng máy

Khi chụp ảnh bạn sẽ mang theo nhiều thứ linh tinh như film, ống kính, kính lọc… vì thế nên chuẩn bị cho mình một cái túi. Mới chơi thì bạn có thể lựa một cái túi đựng vừa một thân máy và 1~2 ống kính. Xung quanh có thêm một hai túi nhỏ đựng linh tinh. Ngoài ra còn các tiêu chuẩn như đáy túi có lót đệm, quai xách chắc chắn…



Loa che ống kính

Loa che ống kính phải phù hợp với ống kính về kích thước, kiểu khớp gài và độ dài tiêu cự ống kính. Khi gắn loa che vào ống kính chú ý gắn cho đúng theo khớp gài. Loa che ống kính giúp ngăn chặn những tia sáng bên ngoài hắt vào ống kính gây hiện tượng halo. Thường gặp trường hợp này khi chụp với nguồn sáng ngược.



Pin dự phòng.


Khi mua máy thường người ta sẽ cho sẵn pin trong máy. Thế nhưng bạn sẽ không dự tính được việc hết pin. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn thêm pin dự phòng sẵn sàng thay thế khi hết pin. Bạn cần ghi nhớ kiểu pin dùng cho máy của mình vì cũng có rất nhiều loại pin.



Túi mềm đựng máy

Nếu được bạn có thể tìm thêm một cái túi mềm để đựng thân máy.
---------------------------------------------
Nội dung trong này phần lớn chủ yếu dịch từ tài liệu tiếng Nhật "30ngày có thể hoàn tất khóa học_Máy ảnh 35mm SLR " của tác giả Susumu Morimura. Nhà xuất bản GAKKEN Nhật bản.
Bài viết do tác giả Asahinguyen @ vnphoto.net giới thiệu

Thursday, March 18, 2010

Ăn hỏi


Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.

Trong lễ ăn hỏi, nhà nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.

Thành phần tham gia:

  • Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình,bạn bè và một số thanh niên chưa vợ bưng mâm quả (hoặc bê tráp). Thường thì người bê tráp là nữ nhưng do mâm quả bây giờ khá nặng nên có thể thay thế bằng nam. Số người bê tráp là số lẻ, 3, 5, 7, 9 hoặc 11.
  • Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.

Lễ vật:

Trầu, cau; bánh cốm; mứt sen; rượu; chè; thuốc lá; bánh phu thê (bánh xu xê), bánh đậu xanh, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới, nữ trang cho cô dâu v.v.

Những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê và bánh cốm – bánh phu thê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm; hoặc bánh chưng và bánh dày – bánh chưng vuông là Âm, bánh dày tròn là Dương. Thường thường cùng kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem. Bánh cốm, bánh xu xê, bánh chưng, bánh dày và quả nem dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sự vui mừng. Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và lợn quay.

Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; tất nhiên, chất lư¬ợng và số lượng thêm bớt thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Theo phong tục Hà Nội truyền thống thường có lợn sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn (bội số của 2, tượng trưng cho có đôi có lứa), nhưng lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ của tráp (số lẻ tượng trưng cho sự phát triển).

Lễ vật dẫn cưới thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, “Con gái là con người ta”. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.

Trong một chừng mực nào đó, đồ dẫn cưới cũng thể hiện thiện ý của nhà trai: xin đóng góp một phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí cho hôn sự. Tuy nhiên, điều này ngày nay càng lúc càng trở nên mờ nhạt xét về vai trò, vì dễ dẫn đến cảm giác về sự gả bán con, thách cưới.


Thủ tục:

  • Rước lễ vật: Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa. Dù dùng phương tiện đi lại là: ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00 m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thái văn hóa dân tộc.
  • Tiếp khách: Vì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Ngày nay hầu hết các gia đình gái đều chuẩn bị tiệc mặn để thết đãi gia đình trai mong tạo hòa khí gắn bó và hàn huyên. Nghi thức trao nhận lễ vật cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc.
  • Cô dâu: phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rón nước mời khách.
  • Nhà gái: Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái “lại quả” (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân.
Lưu ý: đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại.
  • Biếu trầu: Xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,… Ý nghĩa của tục này là sự loan báo: Cô gái đã có nơi có chỗ.
Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Con số chẵn là số dương, số lẻ là số âm dùng trong việc cúng lễ.
Theo lối mới bây giờ, cũng chia bánh trái, thường có kèm theo những tấm thiếp của đôi bên hai họ báo tin đính hôn của đôi trẻ. Nếu ngày nghênh hôn không xa ngày hỏi, trong thiếp sẽ ghi rõ lễ cử hành vào ngày nào. Trong trường hợp này có khi cùng với thiếp “báo hỷ” lại có thiếp mời tiệc cưới.
  • Trang phục: Trang phục cho cô dâu: một bộ áo dài, vừa có thể mặc trong lễ cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này. Có thể sắm cho cô dâu tương lai những đồ trang sức sau: xuyến, vòng, hoa tai. Chú rể mặc comple, cà vạt.
  • Chia lễ: Nhà gái thường nhờ các cô gái trong họ hoặc bạn bè chia giúp. Khi nhà trai dẫn lễ ăn hỏi tới nhà gái, nhà gái thường làm cơm thết đãi. Sau lễ ăn hỏi đôi bên kể là giao kết gắn bó với nhau rồi. Tuy vậy ngày xưa các cặp vị hôn phu và hôn thê cũng không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặc biệt lắm đôi bên cha mẹ mới cho phép. Phong tục ngày nay đổi khác, sau lễ ăn hỏi đôi trai gái thường gặp nhau luôn. Từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới, xưa kia có khi hàng hai ba năm, nhưng ngày nay thời gian đó thường được rút ngắn, có khi chỉ vài ba ngày.

Lễ ăn hỏi xong đôi bên trai gái chờ lễ cưới là xong nhưng theo tục xưa, có nhiều nhà gái đã nhận ăn lễ hỏi của nhà trai cũng không cho cử hành lễ nghênh hôn sớm, có khi vì cô gái còn quá nhỏ tuổi, có khi vì cha mẹ thương con vì không muốn con sớm phải về nhà chồng.

Thông tin tổng hợp từ nhiều nguồ

Các nghi lễ, thủ tục của đám cưới


Các thủ tục lễ nghi đã đơn giản hơn trước rất nhiều so với trước đây, bài viết này hi vọng sẽ phần nào hữu ích cho các bạn


Các nghi lễ, thủ tục
:
  • Dạm ngõ: là nghi thức gặp gỡ hai bên gia đình, dụng ý lần đầu tiên được biết nhau một cách công khai, chính thức. Từ đó thỏa thuận, tiến tới tác thành, xây dựng cho hai con. Đồ lễ mang sang nhà gái thường là trầu, cau, rượu, chè.
  • Lễ ăn hỏi: nhà trai mang lễ vật sang nhà gái hỏi vợ. Lễ vật đựng trong các tráp phủ vải điều màu đỏ, thường có trầu, cau, rượu, chè, bánh cốm, bánh xu xê, mứt sen, xôi, thủ lợn, lợn sữa quay.
  • Lễ đính hôn: về mặt ngữ nghĩa lễ đính hôn, hay lễ cầu hôn tương đương lễ ăn hỏi (hỏi vợ) của người Việt, tuy phương Tây thường thịnh hành phong tục trao nhẫn đính hôn đính kim cương hoặc đá quý cùng lời cầu hôn.
  • Lễ vấn danh: nhằm hỏi tên tuổi (vấn danh), so đôi lứa để xem xét xung, hợp của đôi trai gái đồng thời nhằm có dữ kiện để chọn ngày giờ tốt cho các nghi thức, thủ tục cưới hỏi. Lễ vấn danh cũng bao gồm những lễ vật tương tự lễ ăn hỏi tuy có thể ít hơn và giản dị hơn. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có chồng (dù chưa cưới). Hiện nay trong Lễ cưới người Việt lễ vấn danh kết hợp trong lễ ăn hỏi.
  • Lễ nạp tài: nhà trai mang sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Lễ nạp tài hiện nay trong phong tục lễ cưới người Việt đã kết hợp một phần vào lễ ăn hỏi (lễ vật ăn hỏi) và một phần vào trong lễ cưới (trao của hồi môn).
  • Lễ xin dâu: trước giờ đón dâu, mẹ chú rể hoặc một hai bà cô, bà dì, họ hàng thân thích (nữ) sang nhà gái để xin được đón dâu. Lễ vật trong lễ cưới người Việt thường là tráp đựng trầu têm cánh phượng.
  • Đón dâu: nhà trai đưa đoàn sang nhà gái đón dâu về, thường đi bằng xe.
  • Lễ vu quy: diễn ra tại nhà gái, nơi tiễn cô dâu đi lấy chồng.
  • Lễ thành hôn: còn gọi là lễ cưới nói chung, tuy vẫn thiên về chỉ lễ cưới chính thức tại nhà trai.
  • Lễ tơ hồng: lễ khấn ông Tơ bà Nguyệt và cao đường (cha mẹ), diễn ra tại nhà trai. Thường chỉ có người thân thích, sau khi khách mời đã ra về hết.
  • Lễ hợp cẩn: Đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn bày trầu rượu và một đĩa bánh phu thê (sau này ta đọc thành bánh xu xê). Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống, phải cùng cạn chén, cùng ăn hết cái bánh không chia cho ai, không để thừa. Sau đó mọi người ra ngoài, để hai vợ chồng cùng tâm sự. Ở một số nhà khá giả, thiên về hoạt động văn hoá, thì những bạn bè văn chương chữ nghĩa với chàng rể còn mang hoa, thắp đền sáng rực trong phòng hợp cẩn. Họ cũng ca hát, gây tiếng động, hoặc vỗ tay, đập các khúc gỗ vào nhau. Do đó mà sau có chữ động phòng hoa chúc.
  • Lễ báo hỉ: thường là tiệc mặn hoặc ngọt tổ chức sau nghi lễ cưới chính thức tại quê quán của cô dâu hoặc chú rể, hoặc nơi ở của bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, trong trường hợp quá xa ông bà, cha mẹ không thể xuống dự đám cưới với con cháu được.
  • Lễ lại mặt: là lễ do chú rể mang về nhà gái sau ngày cưới từ 2 đến 4 hôm như một lời cảm ơn bên thông gia.
  • Lễ cheo: lễ vật hoặc kinh phí nộp cho làng, xóm có con gái đi lấy chồng, với dụng ý để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới, tế bào mới của làng. Lễ cheo có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Hiện nay nhiều nơi đã không còn giữ phong tục này.
  • Tuần trăng mật: chỉ những ngày đầu tiên sau hôn lễ. Nhiều cặp vợ chồng trẻ có điều kiện thường tổ chức đi chơi du lịch tuần trăng mật tới những địa điểm có phong cảnh hữu tình. Tuần trăng mật cũng là thời điểm nghỉ ngơi cho cặp vợ chồng trẻ sau những ngày căng thẳng tiến hành hôn lễ.

Hiện nay, một số lễ nghi đã nhẹ nhàng hơn thuận tiện cả 2 bên như sau:


Hai gia đình gặp nhau để đàm phán
  • Dạm ngõ
Ăn hỏi: gộp các thủ tục
  • Lễ ăn hỏi
  • Lễ đính hôn: (có thể không cần)
  • Lễ vấn danh
Đám Cưới: gộp những thủ tục sau:
  • Lễ nạp tài
  • Lễ xin dâu
  • Đón dâu
  • Lễ vu quy
  • Lễ thành hôn
  • Lễ tơ hồng
  • Lễ hợp cẩn
  • Lễ báo hỉ: (có thể có)
  • Lễ lại mặt: (có thể có)
  • Lễ cheo: (hầu như không còn)
  • Tuần trăng mật: (tùy)

Chi phí đám cưới bao nhiêu cho đủ?


Bạn muốn đám cưới của mình "xa hoa" như bà hoàng? Bạn muốn đám cưới của mình thật "độc đáo"? Hay đơn giản bạn chỉ muốn một bữa tiệc thật đơn giản, ấm cúng? Đám cưới kiểu gì thì cũng phải nghĩ đến điều đầu tiên là ngân sách. Bao nhiêu cho một đám cưới thì vừa? 100 triệu đồng, 50 triệu đồng hay chỉ cần 30 triệu đồng?
Câu trả lời sẽ là: Đám cưới thế nào tùy thuộc vào ngân sách mà bạn đang có. Trước tiên, bạn hãy liệt kê tất cả những việc cần làm cho một đám cưới. Tiếp theo, hãy ước tính với mỗi việc ấy, bạn sẽ chi bao nhiêu là vừa phải. Cuối cùng, tính tổng cộng lại thì số tiền có vượt quá ngân sách bạn đang có hay không. Sau đây là gợi ý những việc làm cần thiết nhất cho một đám cưới để bạn tham khảo:



Ảnh cưới

Vì muốn album của mình không đụng hàng, nên rất nhiều cặp đôi đã bỏ ra những số tiền "hoang đường" để thực hiện bộ ảnh cưới của mình. Tất nhiên, tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của mỗi người, nhưng rõ ràng là không nên quá phung phí cho việc này.

Thực tế, có rất nhiều studio chụp những bộ ảnh đẹp, độc đáo mà giá cả rất phải chăng. Hãy hỏi ý kiến của những người đi trước và chịu khó "sưu tầm" địa chỉ của nhiều studio khác nhau. Hiện nay, chỉ cần khoảng từ 3-5 triệu đồng là bạn sở hữu một album hình cưới độc đáo bao gồm ảnh chụp ngoại cảnh và trong studio và cả khuyến mãi một tấm hình lớn treo ngoài cổng nơi đãi tiệc.

Trang phục

Khi đặt may hay thuê váy cưới, bạn nên tham khảo trước từ nhiều nguồn. Bạn cần xác định đó chỉ là trang phục mặc trong khoảng thời gian dài nhất là một ngày. Vậy nên, hãy chọn một chiếc phù hợp với vóc dáng và hầu bao của bạn. Với đồ vest cho chàng cũng vậy, chỉ cần mua cho chàng một vài chiếc sơ mi chỉn chu, màu sắc hợp với những bộ vest mà chàng đã thuê là được. Chi phí cho quần áo nên nằm trong khoảng: 2-3 triệu đồng.

Đồ phụ trang

Đây là những thứ giúp bạn trông lộng lẫy hơn và đồng điệu với váy cưới. Tuy nhiên, không cần bỏ ra một đống tiền để mua bộ trang sức quá đắt. Những loại trang sức bằng pha lê, hạt bẹt hay bạc...cũng có thể nằm trong sự lựa chọn của bạn. Thậm chí, chỉ cần "đầu tư" khoảng 500.000 đồng là bạn đã có những phụ trang "tông xuyệt tông" với áo, váy cưới.

Nhẫn cưới

Nếu có điều kiện, cặp nhẫn đính kim cương là chọn lựa lý tưởng cho hai bạn. Nếu không, bạn chỉ cần tham khảo mẫu tại các cửa hàng vàng bạc và chọn cho mình cặp nhẫn thích hợp với chi phí phải chăng. Nhiều bạn trẻ không ngần ngại chọn nhẫn bằng vàng 18k, hay vàng trắng và đính đá màu trắng để tiết kiệm ngân sách với giá chênh lệch từ 2 triệu - 4 triệu/cặp nhẫn.

Trang điểm

Bạn nên tìm cho mình một nơi trang điểm tin cậy, sử dụng mỹ phẩm tốt và phục vụ tận tình chu đáo. Bạn có thể tham khảo các kiểu trang điểm phù hợp với gương mặt mình trước và bàn bạc với chuyên viên trang điểm. Giá cho một lần trang điểm từ: 500.000 - 1.000.000 đồng là chi phí thích hợp với nhiều người.

Thiệp mời

Bạn và chàng không cần quá cầu kỳ trong khâu này. Bạn có thể tham khảo nhiều mẫu mã ở nhiều nơi khác nhau, để có sự chọn lựa và so sánh giá cả để tiết kiệm được chi phí. Giá thiệp khoảng từ 2.500 đồng - 5.000 đồng/thiệp là hợp lý. Bạn cũng nên chú ý tới số lượng thiệp mà cân nhắc giá cả. Có thể nhờ bạn bè chuyên làm thiết kế, bạn sẽ có được những mẫu thiệp không đụng hàng, độc đáo.

Hoa tươi

Cô dâu nào cũng muốn bó hoa cưới, cũng như hoa để trang trí cho ngày cưới của mình thật rực rỡ. Tuy vậy, hoa sẽ rất nhanh tàn, và giá cả hoa tươi lại không hề rẻ chút nào. Chính vì vậy, bạn hãy chọn những loại hoa đúng mùa. Bạn cần xác định chỗ nào cần tập trung trang trí như nơi đón khách và làm lễ. Nếu có gu thẩm mỹ, bạn cũng có thể tự thiết kế cho bó hoa cưới của mình với chi phí rẻ nhất. Hãy trực tiếp đến những chọ hoa lớn để tham khảo giá cả. Chi phí cho hoa tươi, chỉ nên gói gọn trong khoảng 1 triệu đồng.

Tiệc cưới

Tiệc cưới tại nhà hàng hoặc thuê nấu tiệc: Nên cân nhắc kỹ càng cho việc lên thực đơn. Nên chọn những món ăn như gà, thịt bò, tôm là món chính, thay vì những thứ quá đắt tiền lại rất lạ, không hợp với khẩu vị đa số khách mời, giúp bạn tiết kiệm được một khoản lớn.

Thông thường, nơi nhận đặt tiệc cưới chỉ lấy tiền đặt cọc trước, các khoản còn lại, bạn sẽ thanh toán sau bữa tiệc. Hiện nay, giá cả của các nơi tổ chức tiệc cưới rất "chóng mặt", nhất là khi đang vào mùa cưới, vì vậy, hãy tham khảo nhà hàng thật kỹ và đặt hàng trước 2-4 tháng, bạn sẽ tiết kiệm được phần nào chi phí.

Riêng phần đồ uống, nên hợp với thực đơn và nhớ chọn loại bia hay rượu ngon. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc chi phí để tránh tình trạng tiền đồ uống "thâm thủng" ngân sách. Điều này, bạn nên bàn bạc với nhà hàng và đội ngũ phục vụ để không lâm vào tình huống "vung tay quá trán".

Giá một bàn tiệc bao gồm đồ uống có thể chênh lệch từ 2-6 triệu đồng/bàn.

Du lịch

Bạn sẽ phải dành riêng khoản đáng kể cho tuần trăng mật. Việc chọn lựa địa điểm, tham khảo giá cả, thông tin về nơi bạn sẽ đến trên mạng, hay tạp chí cũng giúp bạn tiết kiệm được ngân sách. Nếu bạn "dư dả" và tính làm một chuyến du lịch nước ngoài? Ngoài chi phí máy bay, ăn ở, shopping, bạn nên dành ra một khoản nhỏ để mua "bảo hiểm du lịch" nhé! Chi phí này khoảng từ 5-10 triệu đồng là vừa phải.
(Theo sưu tầm)

Mâm Quả ngày cưới

Để có một Đám Cưới đẹp và hoàn hảo, bạn sẽ có biết bao nhiêu việc cần phải chuẩn bị chu đáo. Những thông tin dưới đây mang đến cho bạn sự lựa chọn nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Chuẩn bị cho ngày trọng đại này thường cần trung bình 6 mâm quả, 1 khay trầu rượu, 7 khăn phủ. Theo quan niệm người xưa, số lượng mâm quả phải là số chẳn như 4, 6, 8, 10 vì họ cho rằng số lẻ là sự chia lìa, không may mắn.

Mâm quả dùng đựng các Lễ Vật như: Trầu Cau, Trà Rượu, Bánh truyền thống, Bánh kem, Trái cây, Xôi Gà, Heo quay,… Mâm trái cây kết hình Long Phụng.



8 mâm quả thường gặp trong những tiệc cưới:
  • Đầu tiên là con heo (có hay không có cũng được).
  • Mâm trầu cau xanh mướt.
  • Mâm rượu, 4 chai rượu (hoặc nhiều hơn nhưng phải là số chẵn). Phần rượu và trà là do gia đình chồng tự mua riêng rùi đặt gói.
  • Mâm trà.
  • Mâm bánh cưới.
  • Mâm xôi gà.
  • Mâm bánh xu xuê.
  • Mâm trái cây.
  • Mâm xôi mà bên trong có nhân ép hình trái tim.
  • Cặp đèn ( phải có thêm người mang cặp đèn để khi làm lễ bên nhà gái sẽ thắp nhưng không tính là mâm quả ).
  • Khay rượu có bình và 2 chung rượu do chú rể phụ bưng, đi theo ông mai bước vào nhà gái trước để xin cưới, nếu nhà gái chấp nhận mới cho nhà trai vào
Theo http://www.motgiadinh.com/tintuc-chitiet.php?id=1630
Phát biểu trong lễ ăn hỏi?
Trong lễ ăn hỏi, sau màn chào hỏi, giới thiệu thì đại diện nhà trai, nhà gái phát biểu như thế nào? Vấn đề này thường làm cho những đôi trai gái yêu nhau khá lúng túng khi chuẩn bị cho một lễ hỏi - cưới của mình trong tương lai. Sau đây là một số gợi ý, bạn có thể tham khảo
Một lễ Hỏi hoàn chỉnh thường gồm các khâu sau:
  • Lễ vật: trầu cau, bánh trái, cặp rượu, đôi đèn (cầy), trà lá, heo quay, tiền, trang sức... Các lễ vật này được bỏ vào trong các khay (mâm quả), bạn có thể tìm thuê tại các dịch vụ cưới hỏi.

Khi đến trước hẻm nhà gái, ban chỉ huy họp khẩn cấp bàn phương án.

img_8751.jpg

Duyệt đội hình lần cuối.

img_8754.jpg

Ngay đầu hẻm lối vào nhà gái.

Sự xuất hiện của nhà trai đã gây sự chú ý lớn cho bà con nơi đây, các chị em nhà gái tất bật chuẩn bị để đón nhà trai.

img_8781.jpg

Trao “Mâm – Quả” cho nhà gái để tiến hành thủ tục làm lễ Đính Hôn.

img_8782.jpg

Chú rể bước vào khu vực làm lễ.

img_8818.jpg

Chuẩn bị nhang đèn .

img_8825.jpg

Họ nhà trai thưa chuyện với họ nhà gái cùng đại diện là ông bà hai bên.

img_8837.jpg

Sự xuất hiện của cô dâu cùng với nụ cười rạng rỡ .

img_8841.jpg

Cô dâu đại diện nhà gái kiểm tra “Mâm – Quả”.

Một trong những lễ vật của nhà trai

img_8855.jpg

Làm lễ bên bàn thờ ông bà – tổ tiên.

img_8875.jpg

Nhà trai trao sính lễ với nhà gái.

img_8919.jpg

Lấy trầu cao cúng ông bà.

img_8850.jpg

Chụp ảnh lưu niệm hai họ.

  • Người Đại diện bên nhà trai (MC- hay còn gọi là ông mai) đến giờ, đến nhà gái xin phép. Khi được phép, nhà trai trao các mân quả,. . . Nhà trai gồm 1 số vai lớn như bố mẹ, cô bác trong họ tộc (khoảng 4-6 người). Ngồi hay đứng theo câu: "Nam tả, nữ hữu" hướng bàn thờ nhìn ra.
  • Người Đại diện sẽ phát biểu: "Hôm nay ngày lành tháng tốt, được sự chấp thuận của 2 gia đình, họ nhà trai cử chúng tôi đại diện xin được fép trình lễ vật, gồm: (mở nắp các tráp quả giới thiệu từng tráp. . .). Rất mong họ nhà gái xem xét và tiếp nhận".
  • Đại diện họ nhà gái: "Chúng tôi xin chấp nhận các lễ vật".
  • Phù rễ rót rượu đại diện 2 bên uống mừng.
  • Nhà gái (mẹ cô dâu) dẫn Cô Dâu ra trình diện hai họ.
  • Lên đèn: hai Đại diện giúp Chú Rễ và Cô Dâu thấp nến và nhang, sau đó cắm lên bàn thờ tổ tiên.
  • Đeo bông tai, nữ trang và trao nhẫn cưới cho Cô Dâu.
  • Họ nhà trai giới thiệu thành viên trong đoàn.
  • Họ nhà gái phát biểu cũng giới thiệu thành phần, nhắn nhủ Cô Dâu và cho quà mừng.
  • Người Đai diện nhà trai nhắn nhủ đôi vợ chồng trẻ tương lai và cảm ơn họ nhà gái đã tiếp đãi.
Thường ngày lễ hỏi, nhà gái sẽ làm khoảng vài bàn tiệc để tiếp đãi họ nhà trai và họ hàng thân thuộc bên nhà gái. Đây cũng là dịp thông báo cho họ hàng thân thuộc ngày vui của con mình.

Nghi thức lễ hỏi


Khi bạn quyết định tiến đến hôn nhân và được hai gai đình cho phép tổ chức đám cưới thì biết bao lo lắng, lẫn những cảm xúc hồi hộp sẽ ùa đến. Trong giai đoạn chuẩn bị, bạn sẽ cảm thấy khó khăn trong việc chẩn bị đám cưới của mình.
Là một người đã từng trải qua những khó khăn trên, mình xin chia sẻ với các bạn những công việc cần chuẩn bị cho lễ cưới của mình, nhất là các cách thức tổ chức đám hỏi (nếu như trong gia đình không có ai rành về vệc này). Các bạn tham khảo thử xem nhé:

Chuẩn bị đồ lễ:

1. Đôi đèn cưới cho chú rể cầm.
2.Bộ khay trầu rượu có bình rượu, hai cái chum nhỏ, 1 cái hộp bằng thau hình tròn để đựng đôi hoa tai và 1 cái hộp hình vuông để 4 miếng trầu têm sẵn dành cho rể phụ, ngân lượng.
3.- Mâm trầu cau dán song hỷ
4.- Mâm đựng cặp rượu, trà.
5.- Mâm trà hộp nhỏ.
6.- Mâm đựng vải, áo dài cưới.
7.- Mâm bánh phu thê.
8.- Mâm ngũ quả
9.- Heo quay


Tất cả lễ vật được đặt trước bàn thờ ông bà.
(tùy theo sự thống nhất của hai gia đình, và tục lệ địa phương mà đồ lễ có thể gia giảm và thay đổi)

2. Khởi hành:

Người chủ hôn và ba mẹ kiểm tra lại đồ lễ, rồi phủ khăn đỏ. Sau đó, trao cặp đèn cho chú rể, khay rượu cho phụ rể, và trao các mâm còn lại theo đúng thứ tự cho đội bưng mâm quả. (Chú rể bưng bộ khay hộp có đựng đôi đèn cưới, thường tay trái đỡ dưới đáy bộ khay và tay mặt đặt bên trên đôi đèn để giữ cho khỏi bị rớt, tim đèn được tẩm dầu hôi trước để khi đốt sẽ cháy sáng liền).

Đoàn đi ăn hỏi đứng trước nhà chụp hình.

3. Tới nhà gái:

1. Rót rượu từ ngoài vào đầy bình rượu trong khay trầu rượu của phụ rể
2. Chủ hôn cùng với phụ rể bưng khay trầu rượu vô trước để trình với nhà gái. Phụ rể rót hai chum rượu từ trong bình ra, để Chủ hôn trình với nhà gái xin phép được vào làm lễ hỏi.
3. Nhà gái ra cổng để mời nhà trai mang các mâm lễ vật vào và đặt trước bàn thờ ông bà. Sau khi hai bên sui gia đã chào hỏi xong thì bắt đầu tiến hành lễ hỏi.
4. Cha mẹ vợ giới thiệu từng người trong gia tộc.
5. Cha mẹ chồng giới thiệu từng người trong gia tộc.


Cô dâu ra chào lưỡng tộc

6. Chủ hôn trình bày lễ vật của nhà trai đem sang.

1. Nhóm thứ nhất: Phần lễ vật cúng ông bà: Đôi đèn cưới, Cặp rượu, trà. Mâm trầu cau, mâm ngũ quả.(Xong phần 1, chủ hôn có thể ngưng một chút để nhà gái có ý kiến, hoặc xin trình bày luôn phần lễ vật tiếp theo).

2. Nhóm thứ hai: (Nhóm lễ kim ngân): đôi bông tai cho cô dâu, mâm vải cho cô dâu may đồ khi về nhà chồng, tiền lễ để góp phần phụ tiếp nhà gái trong việc đãi đằng bà con hai họ trong ngày cưới. (Tiền lễ do hai gia đình thỏa thuận, nếu nhà gái không yêu cầu thì nhà trai cũng nên có tượng trưng cho vun tròn)

3. Mâm trà hộp nhỏ, mâm bánh phu thê, heo quay.


Xong phần nhà trai trình lễ, đại diện họ nhà gái
có nhiệm vụ trình bày lại với bà con nội, ngoại hiện diện


7. Trình lễ lên đèn:

Rể đốt đôi đèn chậm rãi, cẩn thận, tim đèn cháy thật tốt và hai ngọn cháy bằng nhau. (Nếu cây nào cháy còn yếu, nghiêng tim xuống cho ngọn lửa cháy đều. Bình tĩnh đợi khi cháy đều mới bắt đầu).

Cây đèn rồng cầm ở tay phải và cây đèn phụng ở tay trái. Rể cầm đôi đèn bằng hai tay vòng cung ngang tầm mắt; hình rồng và hình phụng ngay trước mặt mình. Rể quay mặt ra ngoài (2 tay vẫn vòng cung cầm đèn) để khấn vái, xá 4 xá rồi trao cho 2 chủ hôn bên nam và bên nữ cắm lên bàn thờ. Rể lạy trước bàn thờ ông bà 4 lạy.

8. Trao nữ trang cho cô dâu.

9. Trình báo ngày giờ tổ chức lễ cưới

theo http://www.motgiadinh.com/tintuc-chitiet.php?id=1653